Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

Tin tức - Sự kiện  
Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
Sáng ngày 23/01/2024, tại Hội trường phòng họp tầng 3, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95).

Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Lãnh đạo cùng các chuyên viên phòng Tôn giáo, tín ngưỡng (TGTN). Thay mặt phòng TGTN, ông Đinh Văn Tùng – Trưởng phòng TGTN trình bày khái quát một số điều về Nghị định số 95.

Nghị định 95/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 29/12/2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2024, thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017. Nghị định số 95 gồm: 06 Chương, 33 Điều (tăng 08 Điều so với Nghị định số 162/2017/NĐ-CP); ban hành kèm theo 50 biểu mẫu (tăng 03 biểu mẫu so với Nghị định số 162/2017/NĐ-CP), kết cấu lại Chương II thành 03 mục, bổ sung tên Chương III, Chương V.

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP gồm quy định chi tiết thi hành 08 nội dung được Luật Tín ngưỡng, tôn giáo giao và một số biện pháp thi hành quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, trong từng điều khoản cụ thể, Nghị định số 95/2023/NĐ-CP tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ một số quy định chi tiết thi hành theo hướng cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.

Các điều khoản bổ sung mới bao gồm: Quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo; phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo; hình thức tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ; điều khoản chuyển tiếp.

Bổ sung khoản 4 Điều 3; điểm d khoản 4 Điều 15; điểm c, khoản 4 Điều 19; khoản 7, 8 Điều 25. Nghị định số 95/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi các điều khoản về giải thích các khái niệm về công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ; tiếp nhận hồ sơ...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong thực tiễn triển khai, thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Do vậy việc ban hành Nghị định 95/2023/NĐ-CP là cần thiết, góp phần cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; khắc phục được một số khó khăn, vướng mắc trong Nghị định 162, tạo hành lang pháp lý để thực hiện thống nhất công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định 95/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 30/03/2024, có những quy định mới, thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Đề nghị phòng Tôn giáo, Tín ngưỡng tập trung nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo Sở triển khai hiệu quả Nghị định số 95 theo chỉ đạo của UBND tỉnh; đồng thời rà soát, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành./.

a1.jpg

 



Phòng Tôn giáo, Tín ngưỡng