Skip Ribbon Commands
Skip to main content

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA

Tuyên truyền phổ biến  
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Thông tư bao gồm 7 chương, 52 điều trong đó quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; tổ chức Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Sở Nội vụ giới thiệu những nội dung cơ bản tại Thông tư 06 về việc tổ chức thực hiện 01 cuộc thanh tra, trong đó có thể thực hiện theo những bước, cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị thanh tra

Từ Điều 14 đến Điều 18 của Thông tư bước chuẩn bị thanh tra thực hiện các nội dung bao gồm: Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra; Ban hành Quyết định thanh tra; Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; Thông báo về việc công bố Quyết định thanh tra.

2. Tổ chức thực hiện cuộc thanh tra

Từ Điều 19 đến Điều 28 của Thông tư bước tổ chức tiến hành thanh tra thực hiện các nội dung bao gồm: Công bố Quyết định thanh tra; Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra; Thu thập thông tin, tài liệu; Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra; Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra; Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra: Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra

Từ Điều 29 đến Điều 37 của Thông tư bước giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thực hiện các nội dung gồm: Trách nhiệm của người ra Quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra; Nội dung giám sát của Đoàn thanh tra; Tổ chức việc giám sát; Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát; Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát; Báo cáo kết quả giám sát; Xử lý kết quả giám sát; Giám sát của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; Hồ sơ giám sát.

4. Kết thúc cuộc thanh tra

Từ Điều 38 đến Điều 50 của Thông tư bước kết thúc thanh tra thực hiện các nội dung gồm: Báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; Xây dựng dự thảo kết luận Thanh tra; Thẩm định và tham khảo ý kiến kết luận thanh tra; Ban hành kết luận thanh tra; Công khai kết luận thanh tra; Kết thúc và lập hồ sơ hoạt động của Đoàn thanh tra; Xử lý các vi phạm (nếu có).

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021./.​


Thanh tra sở