Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thủ tục Tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội.

Thủ tục hành chính Lĩnh vực hội, tổ chức phi chính phủ  
Thủ tục Tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội.
1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Công dân hoàn thiện hồ sơ, nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ), địa chỉ: Số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý hoặc qua hệ thống bưu chính.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ (nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ) và chuyển hồ sơ về phòng chuyên môn. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hướng dẫn tổ chức/cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.

- Bước 3: Phòng Tổ chức biên chế và tổ chức phi chính phủ thẩm định trình lãnh đạo sở và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;

- Bước 4: Tổ chức/cá nhân nhận kết quả:

+ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, tổ chức/cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).

+ Nhận kết quả qua hệ thống bưu chính đối với trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ).

- Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

3. Hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Đại hội nhiệm kỳ

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;

- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);

- Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu nhân sự thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;

- Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;

- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).

b) Đại hội bất thường.

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

- Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.

c) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- 15 ngày làm việc (Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)

- 25 ngày làm việc (Đối với trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan)

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

6. Cơ quan thực hiện TTHC: 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ

7. Kết quả thực hiện: Quyết định hành chính (hoặc văn bản cho ý kiến)        

8. Phí, lệ phí: Không

9. Căn cứ pháp lý của TTHC: 

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;​

     





 
Văn phòng Sở