Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Luật Thực hiện Dân chủ cơ sở thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Văn bản hướng dẫn  
Luật Thực hiện Dân chủ cơ sở thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Ngày 10 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 Chương, 91 Điều, quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó, Chương II của Luật quy định về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, gồm có 35 Điều (từ Điều 11 đến Điều 45), được bố cục thành 04 mục với các nội dung cơ bản như sau: 

a) Công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn (Mục 1, từ Điều 11 đến Điều 14)

b) Nhân dân bàn và quyết định (Mục 2, từ Điều 15 đến Điều 24)

c) Nhân dân tham gia ý kiến (Mục 3, từ Điều 25 đến Điều 29)

d) Nhân dân kiểm tra, giám sát (Mục 4, từ Điều 30 đến Điều 45)

Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn năm 2007 (gọi tắt là Pháp lệnh 34) quy định 05 nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định 06 nguyên tắc trên cơ sở kế thừa 05 nguyên tắc của Pháp lệnh 34, đồng thời bổ sung 01 nguyên tắc và một số nội dung trong nguyên tắc của pháp lệnh 34 như: Vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; Không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động; Tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Xem chi tiết Luật tại đây!

Luật Thực hiện dân chủ cơ sở.pdf


Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên
Tin liên quan