Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hướng dẫn định mức biên chế công chức ngành công thương

Tuyên truyền phổ biến  
Hướng dẫn định mức biên chế công chức ngành công thương
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương và định mức biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành công thương.
Theo dự thảo, vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương bao gồm các nhóm cơ bản sau: a) Quản lý thương mại trong nước; b) Quản lý thương mại quốc tế; c) Quản lý công nghiệp; d) Quản lý năng lượng; đ) Quản lý hoá chất; e) Quản lý cạnh tranh; g) Hội nhập kinh tế quốc tế; h) Quản lý thị trường.
Đối với nhóm vị trí việc làm Quản lý thị trường, có các ngạch công chức sau: Kiểm soát viên cao cấp thị trường; Kiểm soát viên chính thị trường; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Đối với các nhóm vị trí việc làm còn lại, có các ngạch công chức sau: Chuyên viên cao cấp; Chuyên viên chính; Chuyên viên.
Định mức số lượng công chức lãnh đạo, quản lý
Dự thảo nêu rõ về số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Công Thương như sau:
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục, vụ, văn phòng, thanh tra, cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Định mức biên chế công chức của cơ quan, tổ chức
Định mức biên chế tối thiểu của cơ quan, tổ chức thuộc ngành công thương được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Định mức biên chế tối thiểu của đội thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ được áp dụng quy định tương đương với phòng thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ.
Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Công Thương và cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, khối lượng công việc và cơ cấu ngạch công chức để xác định số lượng biên chế tối đa tương ứng với từng vị trí việc làm, từ đó xác định số lượng biên chế tối đa trong cơ quan, tổ chức.
Cơ quan chuyên môn về công thương cấp huyện căn cứ tình hình biên chế được giao, bố trí ít nhất 03 biên chế công chức thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công thương.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.



theo baochinhphu.vn