Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giá trị pháp lý của văn bản điện tử

Tuyên truyền phổ biến Lĩnh vực Cải cách hành chính  
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
 
Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Khoản 2 Điều 5 Nghị định này cũng nêu rõ: “Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật”. Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

“Văn bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy định.

Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được quy định tại Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư này quy định về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử; yêu cầu kỹ thuật và chức năng của phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Thông tư 41/2017/TT-BTTTT không quy định việc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Theo Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT, nguyên tắc sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử là: Chữ ký số phải gắn kèm văn bản điện tử sau khi ký số; văn bản điện tử được ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử được ký số.​

Văn phòng Sở